HỘI THẢO KHOA HỌC – Sản xuất giống lúa chịu mặn – Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu tạo chọn các giống lúa chống chịu mặn thích nghi với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do TS. Bùi Hữu Thuận (Trường đại học Cửu Long) và GS. TS. Nguyễn Thị Lang (Viện nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao ĐBSCL-HATRI) đồng chủ nhiệm, các nhà cái uy tín expert phối hợp cùng trường Đại học Bạc Liêu tổ chức hội thảo khoa học: “Sản xuất giống lúa chịu mặn – giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ” tại trường Đại học Bạc Liêu vào ngày 13/10/2020.

TS. Bùi Hữu Thuận, Trưởng khoa Nông nghiệp-Thủy sản, các nhà cái uy tín expert , Chủ nhiệm đề tài, báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội thảo

Đến tham dự hội thảo có các nhà khoa học nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp, đại diện các sở tại, lãnh đạo trung tâm khuyến nông, trung tâm giống nông nghiệp Bạc Liêu và trung tâm dịch vụ nông nghiệp một số huyện. Hội thảo đã nghe 4 báo cáo khoa học có giá trị sâu sắc về thực tiễn, khoa học lẫn kinh tế từ các chuyên gia của HATRI và 3 trường Đại học: Cửu Long, Bạc Liêu, Tiền Giang. Hội thảo đã có cái nhìn tổng quát về cơ cấu giống lúa, phân bố vùng canh tác lúa tại Bạc Liêu, đồng thời nhất trí và đánh giá cao kết quả nghiên cứu của các nhóm thực hiện đề tài khi đã áp dụng công nghệ sinh học hiện đại giúp chọn tạo được một số giống lúa chịu mặn trong thời gian ngắn như TPG1, TLG1, Hatri 190,… với khả năng chịu mặn trên 4‰ ở cả giai đoạn mạ và trổ, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu được sâu bệnh hại chính trên lúa. Các giống lúa chịu mặn này đã được trồng thử nghiệm tại các tỉnh ven biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,…Đặc biệt, giống lúa chịu mặn TPG1 của nhóm thực hiện đề tài đã được Cục Trồng trọt cho phép lưu hành từ tháng 9/2020. Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng việc áp dụng các giống lúa chịu mặn vào thực tiễn sản xuất là hết sức cấp bách và cần thiết, phù hợp với thực trạng canh tác hiện nay và trong thời gian tới, tuy nhiên cũng cần có định hướng tỉ mỉ và rõ ràng, phù hợp với nhu cầu thu mua của thương lái, phù hợp với mô hình canh tác tôm-lúa tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhà quản lý và chuyên gia về nông nghiệp cũng đã thảo luận các vấn đề xoay quanh về khả năng nghiên cứu các giống lúa có khả năng chịu hạn hoặc nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới, thủ tục đăng ký giống lưu hành, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với giống mới.

Các đại biểu thảo luận

Chụp hình lưu niệm tại Hội thảo 

Bài và ảnh: Văn Thanh – Quốc Thái